Mô hình không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người ngày càng được quan tâm. Thực phẩm an toàn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt và đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi nhất là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong tình hình hiện nay.
Theo Phó Giáo sư -Tiến sỹ Lê Thị Hồng Hảo, Viện Kiểm Nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, vấn đề sử dụng chất tạo nạc, chất tạo màu trong chăn nuôi đã gây hoang mang trong dư luận người tiêu dùng. Một số chất thuộc họ β-agonist (Salbutamol, Ractopamine, Metoprolol,…) được thêm vào thức ăn chăn nuôi để làm tăng tỷ lệ nạc/mỡ, chất làm thịt có màu vàng tươi. những chất này khi đi vào cơ thể động vật sẽ dễ dàng lưu lại trong thịt. Khi con người ăn phải thịt có chứa các chất này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe, có thể tích lũy trong cơ thể gây hậu quả kéo dài, gây nhiều triệu chứng xấu tới sức khỏe con người như huyết áp, tim mạch..
Trước thực trạng đó, năm 2016, Hội LHPN xã Quảng Trị đã thành lập mô hình “Tổ phụ nữ không sử sụng chất cấm trong chăn nuôi” tại thôn 4 xã Quảng Trị.
Mô hình không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn tại Đạ Tẻh
Từ khi mới thành lập mô hình “Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” chị em trong tổ đã có khoảng 200 con. Mỗi năm, xuất chuồng hơn 50 tấn lợn thịt, lãi suất trên 400 triệu đồng/năm. Năm 2017 có 300 con heo xuất chuồng khoảng đạt khoảng 62 tấn. Năm 2018 xuất chuồng khoảng 68 tấn, năm 2019 xuất chồng khoảng 75 tấn, lãi 2.800.000.000đ, 6 tháng đầu năm 2020 xuất chuồng 40 tấn, lãi 1.600.000.000đ. Hiện nay còn 16 thành viên nuôi, tổng đàn có 500 con, trong đó có 70 nái, 430 heo thịt. Heo của chị em nuôi đã thương lái khắp nơi về đặt mua bởi thịt heo rất chất lượng và ngon.
Cùng với việc tích cực chăn nuôi, trồng trọt, để thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi, chị Vũ Thị Tuất là thành viên trong tổ đã đứng ra nhận làm đại lý bán thức ăn chăn nuôi cấp I, việc làm này vừa có thêm thu nhập, vừa có điều kiện giúp đỡ những hội viên khác bằng cách cho mua nợ đến khi bán thành phẩm thì mới trả tiền mà không lấy lãi.
Từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tổng thu nhập mỗi năm của những thành viên lên đến trên 300 triệu đồng/năm. Chị em trong tổ đã vận động những hội viên khác tham gia mô hình “không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi” đến nay đã có 23 thành viên, số quỹ đóng để giúp nhau 15.000.000đ/năm, năm 2018 do giá cả, dịch bệnh nên thành viên trong tổ đóng tiền quỹ theo quý và ít hơn năm 2017 với số tiền 100.000đ/quý.
Tính đến thời điểm hiện tại tổng số tiền tiết kiệm là 45.000.000đ, cho những hội viên khó khăn hơn vay vốn không lấy lãi để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập của các hộ dân, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.